Những câu hỏi liên quan
ღ๖ۣۜBĭη➻²ƙ⁸ღ
Xem chi tiết
Ngọc ✿
4 tháng 3 2021 lúc 19:00

Ông cha ta đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài học quý báu về việc tưởng nhớ công lao của người đi trước. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Động từ "ăn" ở trong câu tục ngữ này không chỉ mang nghĩa đơn thuần là ăn một thứ gì đó mà nó còn mang nghĩa khi chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ của ai đó thì hãy luôn nhớ đến họ. Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy đã có rất nhiều người làm theo lời răn dạy của ông cha ta. Như Đảng và Chính Phủ đã lập bia liệt sĩ, lấy ngày 27 tháng 7 hằng năm làm ngày tưởng nhớ những thương binh, liệt sĩ - những người mang thương tật, những người đã ngã xuống để đất nước ta được hòa bình như ngày hôm nay. Thật vậy, chúng ta đừng bao giờ ăn không của ai, hãy biết làm, biết hành động để trả ơn họ. Hơn thế nữa, chúng ta còn phải biết ơn họ bởi nếu không có họ thì sao chúng ta có thể đứng dậy sau cơn hoạn nạn. Cạnh bên những người sống luôn biết trả ơn nhưng vẫn có những người không biết đến công lao của người khác là gì. Thật là vô tâm. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Chúng ta cần phải không ngững gìn giữ và phát huy nó.

Bình luận (0)
NLT MInh
4 tháng 3 2021 lúc 19:00

Đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Thật vậy, đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây tức là khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt thì phải nhớ đến người đã trồng chúng vậy. Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình. Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. Có vô vàn cách biểu hiện cho thái độ sống biết ơn và ân nghĩa của thế hệ trẻ ngày nay. Học tập. Làm việc. Sống có trách nhiệm.

Bình luận (0)
Phạm Minh
Xem chi tiết
Nga Nguyen
11 tháng 3 2022 lúc 15:03

Tk

Ông cha ta đã để lại cho chúng ta rất nhiều bài học quý báu về việc tưởng nhớ công lao của người đi trước. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Động từ "ăn" ở trong câu tục ngữ này không chỉ mang nghĩa đơn thuần là ăn một thứ gì đó mà nó còn mang nghĩa khi chúng ta đã nhận được sự giúp đỡ của ai đó thì hãy luôn nhớ đến họ. Thực tế trong cuộc sống cho chúng ta thấy đã có rất nhiều người làm theo lời răn dạy của ông cha ta. Như Đảng và Chính Phủ đã lập bia liệt sĩ, lấy ngày 27 tháng 7 hằng năm làm ngày tưởng nhớ những thương binh, liệt sĩ - những người mang thương tật, những người đã ngã xuống để đất nước ta được hòa bình như ngày hôm nay. Thật vậy, chúng ta đừng bao giờ ăn không của ai, hãy biết làm, biết hành động để trả ơn họ. Hơn thế nữa, chúng ta còn phải biết ơn họ bởi nếu không có họ thì sao chúng ta có thể đứng dậy sau cơn hoạn nạn. Cạnh bên những người sống luôn biết trả ơn nhưng vẫn có những người không biết đến công lao của người khác là gì. Thật là vô tâm. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Chúng ta cần phải không ngững gìn giữ và phát huy nó.

Bình luận (0)
Lê Michael
11 tháng 3 2022 lúc 15:03

Tham khảo:

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Ôi! Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta( câu đặc biệt). Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

Bình luận (0)
Minh Hồng
11 tháng 3 2022 lúc 15:04

Refer

Viết đoạn văn về câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây (5 Mẫu)

Bình luận (0)
ádad
Xem chi tiết
vũ trọng hiếu
15 tháng 2 2022 lúc 10:14

tham khảo

 

Trong kho tàng ca dao, dân ca có nhiều câu phản ánh đạo lí sống của nhân dân Việt Nam. Ví dụ như: Con người có tổ có tông Như cây có cội như sông có nguồn. Hay: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Hoặc: Cây có cội mới nảy cành, xanh lá, Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu... Điều đó cho thấy nhân dân ta từ xưa đến nay sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ý nghĩa của câu tục ngữ trên nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang được hưởng thụ hôm nay.

 

Lòng biết ơn là biểu hiện của truyền thống coi trọng nhân nghĩa. Lòng biết ơn được nhắc tới trong mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Nâng bát cơm trên tay, người ta khuyên nhau đừng quên sự vất vả, lam lũ của người nông dân: Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Nâng niu một trái chín mọng vừa hái trên cành, chớ quên công lao của kẻ trồng cây.

Tại sao lòng biết ơn lại được nhân dân ta trân trọng đặt lên hàng đầu như vậy? Bởi vì đó chính là tình cảm thiêng liêng của con người, là cơ sở của mọi hành động tốt đẹp ở đời. Ông bà xưa nay đã dạy: ơn ai một chút chẳng quên... và lòng biết ơn phải được thể hiện qua lời nói, hành động, sự việc cụ thể hằng ngày.

Trong mỗi gia đình, dù giàu sang hay nghèo khó đều có bàn thờ gia tiên. Dẫu chỉ nén nhang, chén nước nhưng con cháu gửi gắm vào đó tấm lòng thành kính tưởng nhớ tới công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Có một mối quan hệ vô hình nhưng vô cùng khăng khít giữa các thế hệ với nhau. Người đã khuất dường như luôn có mặt bên cạnh người đang sống, tiếp thêm sức mạnh cho họ trên bước đường mưu sinh vất vả. Lớp hậu sinh bày tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân bằng cách gìn giữ, phát huy truyền thống để làm vẻ vang cho gia đình, dòng họ.

 

Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với hàng chục đạo quân xâm lược hung hãn, tàn bạo như Hán, Tống, Minh, Thanh rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuối cùng là đế quốc Mĩ. Bao nhiêu xương máu đã đổ xuống để bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập cho Tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến và hi sinh cho Tổ quốc. Đền thờ các vua Hùng trên đất tổ Phong Châu, đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Tây, đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình, đền thờ các vị vua đời Trần có công ba lần đánh tan quân Nguyên Mông ở Nam Định, Quảng Ninh, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội, đền Bến Dược ở Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn ở Quảng Bình... và hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ quanh năm được nhân dân ta chăm sóc khói nhang với tấm lòng biết ơn vô hạn.

 

Một trong những biểu hiện thiết thực của lòng biết ơn là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng được cả nước tôn vinh, được các cơ quan, đoàn thể, trường học nhận phụng dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Phong trào đền ơn đáp nghĩa nhân rộng khắp nơi. Những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên từ miền xuôi cho đến miền ngược. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài đi tìm hài cốt đồng đội ở các chiến trường xưa nơi rừng sâu núi thẳm để quy tập về nghĩa trang liệt sĩ hoặc đưa các anh về với mảnh đất quê hương... Đó là biểu hiện sinh động của đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của nhân dân ta.

Ngoài ra, còn nhiều hình thức khác như xây dựng bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, nhà truyền thống... để nhắc nhở mọi người phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống bất khuất, hào hùng của dân tộc; nhắc nhở các thế hệ sau không phải chỉ biết hưởng thụ mà còn phải có nhiệm vụ giữ gìn, vun đắp và phát triển các thành quả lao động, chiến đấu do các thế hệ trước tạo dựng nên.

 

 

Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Nhận thức được điều đó, chúng ta sẽ sống tốt hơn, có ích hơn cho gia đình và xã hội. Tuy vậy, lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của cả một quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài suốt cả cuộc đời.

 

 

Bình luận (0)
abc
Xem chi tiết
Phạm Đình Dũng
5 tháng 1 2020 lúc 16:03

Vào một buổi thứ 2 bạn A đi xe suýt rới xuoong ruội may bạn B tớ cứu kịp.Bạn A nói "cảm ơi bạn mình sẽ mãi là bạn tốt".THứ 2 tuần sau bạn B phải chuyển trường.và cũng qua 30 năm.Bạn A gặp lại bạn B A nói" ô B lâu rồi ko gặp. ân nhân của mình".B đáp là" A à 30 năm mới gặp lại bạn ko ngờ bạn còn nhớ mình.A trả lời" mình sao mà quên được bạn,bạn đã cứu mình mà.

 bài hay ko

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
dtdoan976 dtdoan976
Xem chi tiết
Hoài Nhi Bùi
22 tháng 3 2022 lúc 9:03

Tham khảo:

Lòng biết ơn là một điều tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy. Bởi vậy mà ông cha ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để gửi gắm lời khuyên đến mỗi người.

Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh đơn giản, dễ hiểu. Khi ăn quả ngọt, chúng ta nhớ đến người vun trồng và chăm sóc cây cối phát triển, để cho ra trái ngọt. Con người sống trong cuộc đời cũng vậy, nhận được sự giúp đỡ của người khác hay hưởng thụ thành quả nào đó cần phải nhớ ơn, trân trọng.

Lời khuyên trên là hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ không gì tự nhiên có được. Từ xa xưa, ông cha ta đã thể hiện lòng biết ơn thiên thiên khi có được mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no qua các lễ hội. Hay như cục thờ cúng tổ tiên, hoặc những người anh hùng có công với đất nước. Đến hôm nay, sự biết ơn được thể hiện qua rất nhiều hành động. Các ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 2 để tri ân những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Lời nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, dạy bảo từ người khác. Hoặc thái độ giữ gìn và trân trọng những sản phẩm chúng ta đang được sử dụng. Tất cả hành động đó tuy đơn giản, nhưng lại rất ý nghĩa.
Học cách sống biết ơn sẽ giúp con người biết trân trọng mọi thứ. Từ đó, chúng ta mới có được thành công, hay nhận được sự yêu mến của những người xung quanh. Ngược lại thái độ sống vô ơn, bội bạc cần lên án, và tránh xa. Đặc biệt là đối với học sinh - những chủ nhân của đất nước thì lòng biết ơn là cần thiết.

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” rất ngắn gọn, nhưng giàu ý nghĩa. Lời khuyên được gửi gắm qua đó đã giúp mỗi người sống tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
Quỳnhh-34- 6.5 Phạm như
22 tháng 3 2022 lúc 9:03

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhắc nhở con người khi ăn quả phải nhớ đến người vun trồng. Chính họ đã vất vả vun trồng để tạo ra hoa thơm trái ngọt cho chúng ta thưởng thức.

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh Linh
22 tháng 3 2022 lúc 9:04

Tham khảo:

Có ai đó đã từng nói rằng: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. Câu nói đã cho thấy tầm quan trọng của lòng biết ơn trong cuộc sống. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để khuyên nhủ con người.

Khi được thưởng thức một loại quả nào đó chúng ta nhớ đến người trồng cây. Suy rộng ra, trong cuộc sống, khi con người được hưởng bất cứ thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.

Những hành động thể hiện lòng biết ơn không chỉ khiến cho người nhận cảm thấy hạnh phúc vì thành quả của mình được trân trọng. Mà hành động đó còn thể hiện người đó có nhân cách tốt đẹp. Họ sẽ nhận được tình cảm yêu mến đến từ những người xung quanh. Chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều những hành động thể hiện sự biết ơn. Những chuyến thăm và tặng quà các thương binh, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, lễ tưởng niệm các liệt sĩ… Nhiều bạn trẻ sau khi đi du học trở về quê hưởng để phát triển sự nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tích cực sáng tạo trong sản xuất, đưa sản phẩm của Việt Nam vào thị trường quốc tế được đón nhận. Đặc biệt là kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước - thứ mà ông cha chúng ta đã phải đánh đổi cả xương máu để giành được… Có đôi khi, lòng biết ơn thể hiện ở cả những hành động vô cùng đơn giản như: lễ phép với ông bà cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, chăm chỉ học tập tốt, sống giản dị tiết kiệm, trân trọng bữa cơm mà chúng ta được ăn hàng ngày… cũng thể hiện được sự biết ơn. Dù là hành động lớn lao hay vĩ đại cũng đều thể hiện được thái độ biết ơn của người thực hiện.

Nhờ có lòng biết ơn mà chúng ta biết trân trọng cuộc sống hơn. Từ đó, mỗi người sẽ trở nên sống tích cực hơn, cố gắng để trở thành người có ích cho xã hội. Vậy mà có những con người lại sống vô ơn, bội bạc. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Đó chính là sự vô ơn đối với những người đã cho các bạn cuộc sống này. Bởi vậy, chúng ta cần tránh xa lối sống này.

 

Bình luận (0)
Ha Trinh
Xem chi tiết
Nga Nguyen
16 tháng 2 2022 lúc 20:38

Tham khảo:

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn. “Ăn quả” theo nghĩa đen là thưởng thức những trái thơm quả ngọt, nghĩa bóng là hình ảnh ẩn dụ cho sự kế thừa , thừa hưởng những thành quả lao động, vật chất, tinh thần . “Kẻ trồng cây” chính là những người đã tạo ra những trái thơm quả ngọt ấy,những người đã dầm mưa dãi nắng, chăm sóc cây để cho ra những quả ngọt, hay chính là hình ảnh ẩn dụ cho thế hệ trước, cho những người lao động đã có công vun trồng, tạo ra những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa . Như vậy, câu tục ngữ trên đã đúc rút ra một bài học đạo lý vô cùng sâu sắc đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, bất kỳ điều gì chúng ta có đều là công lao lao động, dựng xây của những cá nhân khác nhau , phải biết ơn, trân trọng, những người đã tạo ra thành quả để chúng ta đang được kế thừa và hưởng thụ như ngày hôm nay, và giữ gìn, phát huy truyền thống đạo lý ấy.

Bình luận (0)
minh nguyet
16 tháng 2 2022 lúc 20:38

Em vào đây tham khảo nhé:

Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ". 

Bình luận (1)
THCS Lê Qúy Đôn - Lớp 7A...
Xem chi tiết
Vân Khánh
Xem chi tiết
Dark_Hole
18 tháng 2 2022 lúc 21:04

Tham khảo: Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Ôi! Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta( câu đặc biệt). Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

Bình luận (1)
Dark_Hole
18 tháng 2 2022 lúc 21:07

Tham khảo đoạn văn ngắn: Đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Thật vậy, đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây tức là khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt thì phải nhớ đến người đã trồng chúng vậy. Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình. Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. Có vô vàn cách biểu hiện cho thái độ sống biết ơn và ân nghĩa của thế hệ trẻ ngày nay. Học tập. Làm việc. Sống có trách nhiệm.

Bình luận (3)
Hoàng Minh Thông
Xem chi tiết
thanh
18 tháng 2 2020 lúc 13:43

Nhớ k cho mk nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
thanh
18 tháng 2 2020 lúc 13:44

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đẽn nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sổng ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nưức ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng ưên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Ôi! Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta( câu đặc biệt). Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thố hệ trẻ hôm nay

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Huy Hoang
18 tháng 2 2020 lúc 15:04

Truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta là lòng biết ơn, biết trân trọng những người đã giúp đỡ mình. Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau phải biết giữ đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua sự bao bọc của công sức lao động,  thời tiết và thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó, những gì tạo được ra nó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người  được hưởng thụ thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ trên. Dân tộc ta trước khi đến được với cuộc sống hòa bình, yên ổn thì đã phải trải qua thời kì vô cùng gian khó với bão táp chiến tranh xô bồ.   Tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp lớp cha ông đã hy sinh cả tuổi xuân, cả cuộc đời để tạo nên, để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Ta có mặt trên đời, đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Cha mẹ đã lao động vất vả cho ta được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè với sự vô lo vô nghĩ.  Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức, để rồi chắp cánh ước mơ về một tương lai tươi sáng cho chúng ta. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình để góp phần cho công cuộc kiến thiết xã hội, đất nước. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình cho hai chữ: “cống hiến”. Từ những người nông dân cả ngày cực khổ trên đồng lúa để mang đến cho nhân dân những hạt gạo thơm dẻo trắng ngần, từ những công nhân trên công trường xây dựng cho đến những người thợ dệt, thợ may chăm chỉ miệt mài lao động trong nhà máy,  ai cũng hết sức hết lòng  đem mồ hôi công sức tạo nên thành quả cho cuộc đời.  Một bức tranh đẹp là kết quả của quá trình sáng tạo cộng hưởng với tư chất nghệ thuật của người hoạ sĩ, một bộ phim hay được đánh đổi bằng những giọt mồ hôi nghệ thuật,  công sức của đạo diễn, của diễn viên, của cả một ê-kip những người phụ trách hậu cần.

Chúc bạn học tốt~~~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa